trilong89.mam9.com Kính chào các bạn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đào tạo và sử dụng người tài

Go down

Đào tạo và sử dụng người tài Empty Đào tạo và sử dụng người tài

Bài gửi by without 17/2/2009, 2:37 pm

Đào tạo và sử dụng người tài B1

Quá trình hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tổ tiên ta đã ý thưc sâu sắc về vị trí trung tâm của con người đối với sự thịnh suy và tồn vong của đất nước, từ đó đã kết luận: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Nhiều sự kiện lịch sử đã chứng minh rõ điều này, vì vậy mà đã tạo nên truyền thống coi trọng hiền tài.
Bác Hồ của chúng ta ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công đã nói: “Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển, càng thêm nhiều”. Trong vòng một năm Bác đã hai lần viết bài kêu gọi nhân dân trong nước và kiều bào ở nước ngoài giới thiệu người tài ra giúp nước. Kết quả là Bác đã quy tụ, tập hợp được nhiều nhân sĩ, trí thức tiêu biểu trong nước, ở nước ngoài về, trong đó có những người ngoài Đảng, những người đã từng phục vụ cho chế độ cũ tự nguyện tham gia kháng chiến kiến quốc. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Người sáng lập và đứng đầu là nơi hội tụ nhân tài đất Việt.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, đất nước đang đòi hỏi phải có một đội ngũ trí thức lớn mạnh nắm bắt được kiến thức khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiếp cận đuợc với nền kinh tế tri thức, nền văn hóa, văn minh thế giới và thời đại. Ở tất cả các lĩnh vực, muốn xây dựng, phát triển đều rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là những người tài. Thế nào là người tài? Có một số người thường nghĩ rằng có tấm bằng đại học hoặc cao hơn là thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư đã là nhân tài. Nói như vậy cũng đúng nhưng chưa đủ, bởi những học vị, học hàm đó chỉ mới là cái vốn cơ bản ban đầu để tiếp tục phấn đấu đạt tới tài năng thật sự.
Người tài đích thực phải là người vừa có kiến thức, vừa lăn lộn để ứng dụng trong thực tế, đồng thời phải không ngừng “học, học nữa, học mãi” như Lênin đã từng chỉ dạy, có tinh thần khám phá, sáng tạo để làm ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, đem lại lợi ích cho nước, cho dân.
Trong thực tế cũng đã từng có những công nhân, nông dân là những người lao động bình thường, trình độ văn hóa không cao nhưng nhờ kiên trì mày mò nghiên cứu, họ đã làm được những sản phẩm có giá trị, góp phần phục vụ sản xuất, đời sống và được nhân dân coi là những người có tài.
Trong những năm qua, nhờ sự nghiệp giáo dục phát triển mà đội ngũ trí thức, số người có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của tỉnh ta đã tăng lên đáng kể và đã có phần đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà. Tuy nhiên, so với yêu cầu phải tăng tốc, phải đẩy mạnh phát triển để sánh vai với các tỉnh, thành phố của cả nước thì còn nhiều hạn chế, bất cập. Trên tất cả các lĩnh vực đều còn thiếu những nhân tài có chất lượng cao.
Học sinh, sinh viên Thanh Hóa có một số người học hành đỗ đạt cao, được phần thưởng quốc gia, quốc tế nhưng số trở về công tác ở quê hương không nhiều (?) Lãnh đạo tỉnh cũng nhiều lần kêu gọi, mời chào, mở rộng cửa để đón nhận trí thức, song kết quả cũng không đáng kể. Trong khi đó lại có một số người có trình độ khá ở bệnh viện, trường học xin chuyển đi tỉnh ngoài. Không những thế, hiện tại vẫn có hàng trăm, hàng nghìn cử nhân ra trường không thể có được việc làm phù hợp với kiến thức đã học.
Bởi vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài. Muốn vậy cần đặc biệt coi trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Trường học có thầy giỏi mới có trò giỏi, có thế mới đáp ứng được yêu cầu của đất nước là càng ngày càng phải có nhiều người đi học thật, được cấp bằng thật, có kiến thức năng lực thật để chung sức góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH. Những địa phương, những cơ quan, ngành nghề có yêu cầu cần mạnh dạn đầu tư cử người đi học ở các cơ sở đào tạo tiên tiến trong nước và thế giới.
Đào tạo được nhân tài đã khó, sử dụng được nhân tài cũng không dễ. Khâu quan trọng bắt đầu là phải phát hiện lựa chọn đúng. Bác Hồ luôn đề cao việc trọng dụng người tài đồng thời cũng yêu cầu cao về mặt đạo đức. Theo Người thì “Đức là cái gốc còn tài thì là cái quan trọng”, “Người có tài giỏi đến mấy mà không có đạo đức thì cũng không làm được nhiệm vụ”.
Sau khi đã phát hiện lựa chọn đúng thì phải có cơ chế, chính sách để sử dụng, phát huy tốt. Trước hết, người tài phải được đặt đúng chỗ, bố trí đúng việc, phù hợp với tài năng đức độ. Bác Hồ đã dạy “Phải vì việc mà chọn người chứ không phải vì người mà đặt việc”, “Nếu người có tài mà dùng không đúng tài của họ cũng không được việc, ví như thợ rèn bảo đi đóng tủ, thợ mộc bảo đi rèn dao”, “Nếu họ không gánh được chớ nên miễn cưỡng trao việc đó, tốt nhất là đổi việc khác cho họ”. Cùng với giao việc là phải tạo điều kiện, phải có cơ chế chính sách thỏa đáng. Điều cần thiết nhất đối với trí thức là phải có môi trường làm việc thuận lợi, dân chủ, được tin dùng và tôn trọng. Từ đó làm cho họ yên tâm phấn khởi để lao động, cống hiến và sáng tạo.
Vấn đề quan trọng có tính quyết định là ở trách nhiệm của các cơ quan lãnh đạo, của những người đứng đầu các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, cơ quan, công sở phải có tâm trong sáng, có tầm nhìn xa, trông rộng để tìm đến người tài; tiến cử, quy tụ và sử dụng người tài cho địa phương, đơn vị mình.
Đào tạo và sử dụng người tài là việc khó, nhưng Bác Hồ đã nói: “Khó dễ là bởi tại lòng mình, lòng người lãnh đạo mà trong sáng, nhân hậu, chí công vô tư thì đó là sức mạnh, là bí quyết để dùng người. Nếu không sẽ hỏng cả công việc của Đảng, hỏng cả danh giá của con người lãnh đạo”. Ngay từ những ngày đầu cách mạng mới thành công, Bác đã cảnh báo: “Tư túng, kéo bè kéo cánh bà con, bạn hữu mình không tài năng gì cũng kéo vào chức này chức nọ. Người có tài đức nhưng không vừa lòng mình thì đẩy ra ngoài. Quên rằng việc là việc công, chứ không phải là việc riêng gì dòng họ của ai”.
Diễn văn khai mạc Đại hội Đảng lần thứ X đã ghi rõ: “Có cơ chế chính sách bảo đảm phát hiện, đánh giá, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng người có đức, có tài dù là đảng viên hay người ngoài Đảng”. Mong rằng, trong thực tế đời sống, chúng ta hãy thực hiện đúng những điều đó.
without
without
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 840
Age : 40
Registration date : 29/06/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết