trilong89.mam9.com Kính chào các bạn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bác Hồ chúc Tết Kỷ Dậu - 1969

Go down

Bác Hồ chúc Tết Kỷ Dậu - 1969 Empty Bác Hồ chúc Tết Kỷ Dậu - 1969

Bài gửi by without 17/2/2009, 2:35 pm

Bác Hồ chúc Tết Kỷ Dậu - 1969 I44_154342

40 năm qua, mỗi khi Tết đến, Xuân về, chúng ta không còn được nghe thơ chúc Tết của Bác. Nhưng những vần thơ mừng xuân của Người vẫn đi cùng năm tháng, vẫn đi cùng dân tộc.
Giá trị trường tồn của những vần thơ ấy là tấm lòng bao dung, là tình cảm thiêng liêng với Tổ quốc, với dân tộc và nhân loại của Bác Hồ.

Lại một mùa xuân mới đến với chúng ta. Tết đến, Xuân về, mỗi người Việt Nam, nhất là những ai đã sinh ra và lớn lên trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, đều bồi hồi nhớ tới "giờ phút thiêng liêng lắng nghe thơ Người". Khoảnh khắc thiêng liêng "lắng nghe thơ Người" đã đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt, trở thành một thói quen, một tục lệ, mà như đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ đã viết: "Từ ngày đất nước ta có Cụ Hồ làm Chủ tịch, dân tộc Việt Nam có thêm một phong tục mới, mỗi lần xuân đến. Ðó là giao thừa đón nghe lời Bác đọc thơ Xuân".

Kể từ Tết Ðộc lập đầu tiên của đất nước - Tết Bính Tuất 1946, tới Tết cuối cùng trước lúc Người đi xa - Tết Kỷ Dậu - 1969, Bác Hồ đã cùng đón 24 Xuân với đồng bào, chiến sĩ cả nước. Trong 24 năm ấy, có ba Tết Bác không làm thơ Tết do công việc quá bận (1955, 1957, 1958). Còn lại, năm nào Bác cũng làm thơ chúc Tết gửi tới đồng bào, chiến sĩ, và những người Việt Nam ở nước ngoài. Từ ngữ trong các bài thơ chúc Tết của Người thật trong sáng, giản dị, dễ hiểu. Nội dung các bài thơ luôn phù hợp với tình hình đất nước và thấm đượm lòng dân. Mỗi bài thơ chúc Tết đều có những đặc điểm riêng, tạo ấn tượng không thể quên cho người đọc và người nghe.

Bài thơ mừng Xuân 1969 là một trong những bài thơ đó. Những vần thơ xuân vang vọng như lời hịch chiến thắng, vẫn còn lắng đọng trong tâm khảm mỗi chúng ta hôm nay. Ðây là bài thơ chúc Tết cuối cùng của Bác Hồ. Bài thơ ấy chỉ vẻn vẹn có sáu câu thơ lục bát, nhưng thể hiện quyết tâm chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến và chứa đựng một đường lối chiến lược hoàn hảo để thực hiện quyết tâm ấy.

Sau năm 1968, nhất là sau chiến dịch Mậu Thân 1968, đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pa-ri; chấp nhận xuống thang trong chiến tranh phá hoại miền bắc, từng bước rút quân khỏi miền nam. Tuy có những nhận định khác nhau về mức độ thắng lợi của chiến thắng Mậu Thân, nhưng nhìn chung thành tựu cả nước đạt được trên các lĩnh vực là rất lớn, nhất là trên chiến trường miền nam và trong kinh tế - xã hội của miền bắc, hậu phương vững chắc của cả nước. Vì thế Bác Hồ viết:

"Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to"

Sự khẳng định này là điểm tựa cho niềm tin chiến thắng trong cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân ta. Trong bốn câu thơ tiếp, Bác kêu gọi đồng bào, chiến sĩ đoàn kết chiến đấu "Vì độc lập, vì tự do" của Tổ quốc và nói tới phương thức kết thúc chiến tranh, giành thắng lợi hoàn toàn, thống nhất Tổ quốc. Kỳ diệu thay, những năm cuối của cuộc chiến tranh đã diễn ra từng bước, đúng như chiến lược được Bác vạch ra trong bài thơ:

"Ðánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào"

Mặc dù chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Hội nghị Pa-ri, đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố tiếp tục cuộc chiến trên đất nước Việt Nam. Nhưng giao thừa Kỷ Dậu - 1969, Ðài Tiếng nói Việt Nam đã truyền đi suốt chiều dài đất nước: Lời "hịch" chiến thắng của Bác. Rồi giọng ngâm thơ mượt mà da diết của nghệ sĩ Trần Thị Tuyết và bản hùng ca Bài ca Xuân 69 do nhạc sĩ Huy Thục phổ nhạc bài thơ đã thấm sâu vào lòng đồng bào, chiến sĩ cả nước một niềm tin tất thắng. Bằng chiến dịch "Ðiện Biên Phủ trên không", diễn ra 12 ngày đêm giữa trời Hà Nội vào cuối tháng 12 năm 1972, chúng ta đã buộc đế quốc Mỹ phải trở lại bàn đàm phán, ký kết Hiệp định Pa-ri năm 1973 và những tên lính Mỹ cuối cùng đã phải rút khỏi Việt Nam. Ðánh cho Mỹ cút, rồi đánh cho ngụy nhào bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân 1975. Chúng ta đã thực hiện lời dặn của Bác để giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, để có niềm vui trọn vẹn: "Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn".

Từ bài thơ chúc Tết đầu tiên Mừng Xuân 1942 - Xuân Nhâm Ngọ, cho tới bài thơ chúc Tết cuối cùng - Xuân Kỷ Dậu, 1969, Bác Hồ đã viết 22 bài thơ mừng Xuân. 22 bài thơ chúc Tết là những niềm khát vọng thiêng liêng tới một ngày "Bắc Nam sum họp một nhà". Bắc Nam đã thống nhất, non sông liền một dải thì Người đã đi xa. Ở cõi vĩnh hằng, chắc Bác thật vui khi mong ước của Người đã thành hiện thực và cháu con hôm nay đang kiên định đi theo con đường Ðảng ta và Bác đã lựa chọn. Con đường làm cho "đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" sau ngày chiến thắng.
without
without
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 840
Age : 40
Registration date : 29/06/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết