trilong89.mam9.com Kính chào các bạn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Làm cho đất nước ngày càng xuân

Go down

Làm cho đất nước ngày càng xuân Empty Làm cho đất nước ngày càng xuân

Bài gửi by without 17/2/2009, 2:35 pm

Làm cho đất nước ngày càng xuân 38274

Cách đây 50 năm, ngày 28-1-1959, Bác Hồ kính yêu đã viết bài “Tết trồng cây” với bút danh là Trần Lực đăng trên Báo Nhân Dân cổ vũ cho phong trào trồng cây mùa xuân vì màu xanh của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân.
Bác viết: “Chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày Tết trồng cây. Việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều. Và trong 10 năm, nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu hài hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân”. Từ đó trở đi trong khái niệm về Tết, nhân dân ta có thêm “Tết trồng cây” được tổ chức đều đặn hàng năm vào những ngày đầu của mùa xuân mới.
Đồng chí Vũ Kỳ, nguyên Thư ký của Bác đã kể lại rằng lúc sinh thời đã không ít lần Bác nói đến mong muốn tạo một nền nếp về trồng cây trong nhân dân khắp cả nước mỗi khi Tết đến, xuân về, góp phần đẩy lùi nếp sống ăn uống linh đình và tốn kém đã trở thành tập quán từ lâu đời. Chính vì mong muốn đó mà Bác đã khởi xướng ra ‘’Tết trồng cây’’ và Người đã chủ động tham gia khi có điều kiện. Mở đầu là ngày 11-1-1960, Bác đã đến công viên Bảy Mẫu nay là công viên Thống Nhất trồng một cây đa và chính thức phát động ‘’Tết trồng cây’’ của mùa xuân. Đúng một tuần sau tức ngày 18-1, Bác về thăm Kiến An - Hải Phòng và khi nói chuyện với đồng bào, chiến sĩ Người khen bộ đội, thanh niên và đồng bào đã hăng hái tham gia “Tết trồng cây”. Bác chỉ thị: “Cán bộ cần phải có kế hoạch chu đáo, hướng dẫn chặt chẽ. Trồng cây nào chắc cây ấy. Trong 5, 7 năm chúng ta sẽ có một nguồn thu hoạch rất to’’. Chỉ thị của Bác đối với Kiến An đã giúp các địa phương khác đánh giá, bổ khuyết những gì còn thiếu sót về “Tết trồng cây’’ của mình. Năm sau, vào ngày 6-2-1961, Bác lại đến công viên đường Thanh Niên tham gia cùng nhân dân và thanh niên Hà Nội trong ngày lao động mở đầu phong trào trồng cây của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và Người lại trồng một cây đa ở đây.
[tr][td valign="top" bgcolor="#ffffff"] Làm cho đất nước ngày càng xuân 38274[/td][/tr]
Ngày 16-2-1969, tức Mồng Một Tết Kỷ Dậu, Bác Hồ về thăm và chúc Tết nhân dân xã Vật Lại (Ba Vì, Hà Tây cũ) và trồng cây đa trên “Đồi cây đón Bác Hồ”. ảnh: Tư liệu TTXVN
Như vậy là từ “Tết trồng cây’’ mùa xuân năm 1959 trở đi cứ sau một tết cả nước đã có thêm hàng triệu cây được trồng mới, góp phần tạo ra những mảng xanh hài hoà với thiên nhiên và môi trường; đồng thời mang lại lợi ích không nhỏ cho xã hội. Và không phải ngẫu nhiên mà Tết Kỷ Dậu năm 1969 mặc dù Bác đã rất yếu, nhưng chương trình đi thăm và chúc Tết của mình, Người vẫn yêu cầu bố trí về thăm xã Vật Lại - Ba Vì (Hà Tây cũ) nơi cách đó vài năm trên đường đi công tác khi dừng lại ở bến phà Trung Hà và gặp các đồng chí lãnh đạo Hà Tây ra đón Người nhắc nhở nên vận động nhân dân trồng cây phủ xanh quả đồi ở trước mặt. Làm theo chỉ thị của Bác chỉ mấy năm sau, nhân dân xã Vật Lại đã phủ xanh quả đồi đó bằng bạch đàn và xoan. Rừng cây này phát triển ngày càng đẹp và nhân dân đặt tên là “Đồi cây đón Bác’’ với mong muốn được đón Người về thăm. Lần này về Vật Lại nhìn đồi cây đang lớn Bác rất vui và trên đồi Đồng Vàng, Người đã trồng một cây đa lưu niệm. Sau khi tự cầm xẻng xúc đất và ô doa tưới nước cho cây đa vừa đặt xuống hố, Bác căn dặn mọi người: “Đất nước bây giờ là của ta, cho nên ta phải thi đua sản xuất giỏi, trồng cây giỏi’’. Đây là cây đa cuối cùng Bác trồng vào dịp Tết trồng cây hàng năm do chính Người phát động.
Đến nay đã 50 mùa xuân đi qua, những cây đa Bác trồng ở công viên Thống Nhất, công viên đường Thanh Niên, ở huyện Đông Anh, huyện Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội), ở đồi Vật Lại - Hà Tây... và các cây khác Người trồng ở một số nước (có 4 cây đại trồng ở công viên Gan-đi (ấn Độ) trong các chuyến đi thăm các nước này đều phát triển tốt, toả bóng mát và hương thơm. Bác còn khuyến khích các địa phương tận dụng đất trống, đồi trọc trồng cây bóng mát, cây lấy gỗ và các “Đồi cây đón Bác” ở Vật Lại, “Rừng thông Bác Hồ” ở Quảng Ninh và hàng trăm rừng cây, đồi cây ở các địa phương khác đã ra đời trong hoàn cảnh đó.


Cũng theo đồng chí Vũ Kỳ, thể hiện sự quan tâm của Bác đối với môi trường xanh gắn liền với Tết trồng cây từ năm 1959 trở đi, Người đã viết nhiều bài báo với bút danh T.L. và Trần Lực đăng trên Báo Nhân Dân nhằm thông qua đó chỉ đạo phong trào trồng cây. Nội dung chủ yếu các bài báo của Bác là biểu dương những địa phương, tập thể, cá nhân trồng cây giỏi, phê phán và uốn nắn những lệch lạc trong quá trình tổ chức Tết trồng cây, nêu lên những kinh nghiệm, những bài học hay về trồng và chăm sóc cây bảo đảm hiệu quả kinh tế; trong đó một số bài báo đã mang dấu ấn lịch sử của Người về Tết trồng cây như bài: “Ta trồng cây cho ta và cho cả miền Nam nữa” hoặc “Năm mới hãy nhiệt liệt tổ chức Tết trồng cây”. Riêng bài: “Năm mới hãy nhiệt liệt tổ chức Tết trồng cây”, Bác đã tổng kết 5 năm Tết trồng cây với những con số rất có ý nghĩa được Người nêu ra: “Tết trồng cây phổ biến từ mùa xuân năm 1960, 5 năm miền Bắc trồng trên 375 triệu cây các loại và trên 200 triệu cây bảo vệ đê biển... và Bác kết luận bài báo bằng hai câu thơ giàu ý nghĩa mà hầu như người dân nào cũng thuộc:


Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước
càng ngày càng xuân”


Điều đặc biệt là khi viết “Tài liệu tuyệt mật” (Di chúc) để lại cho đời sau phần nói về việc riêng, Bác vẫn nghĩ đến việc trồng cây và Người căn dặn: “Sau khi tôi qua đời... Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi” và “tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn” và “Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp”.

Lúc sinh thời, Bác rất quan tâm đến việc trồng và chăm sóc cây tại vườn cây Phủ Chủ tịch và khuôn viên quanh nhà sàn của Người. ở đây có cả một tập đoàn cây xanh, cây lấy gỗ, cây làm bóng mát với nhiều thế hệ và một tập đoàn cây hoa toả hương thơm bốn mùa. Hàng ngày sau giờ làm việc, Bác tranh thủ ra vườn cùng anh em phục vụ bắt sâu, làm cỏ dưới tán lá và quanh gốc cây hoặc chống rét cho cây vú sữa đồng bào miền Nam gửi tặng khi gió mùa đông bắc tràn về. Bác hướng dẫn anh em vận dụng kinh nghiệm dân gian cứu sống những cây bị sâu như cây bụt mọc, tiếp sức cho những cây có khả năng phát triển từ rễ thành cây mới như cây đa... Những việc làm này thể hiện sâu sắc tư tưởng của Bác về môi trường xanh ngay từ những ngày ở chiến khu Việt Bắc khi ấy Người nhắc: “Làm nhà cho Bác phải có ý thức bảo vệ cây. Cách làm tốt nhất là dựa vào cây, chứ không được chặt cây”. Ngày nay, mỗi khi nhìn vườn cây tươi xanh và các vạt hoa nở đủ màu sắc và hàng ngày toả hương thơm ngát đã từng in dấu tay Bác những người giúp việc càng nhớ Người Cha già luôn dành tình thương bao la cho họ.
Lại một Tết trồng cây đến mà vắng Bác. Nhưng làm theo lời Bác dạy, 50 năm qua nhân dân ta đã làm nhiều việc tốt trong phong trào trồng cây, trồng rừng và bảo vệ rừng, góp phần làm cho môi trường ngày càng xanh và đẹp.
without
without
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 840
Age : 40
Registration date : 29/06/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết